Skip to main content

Liên lụy tội lỗi

Chúng ta liên can tội của người khác bằng cách nào? Chúng ta phạm tội qua hành động của người khác bằng cách…
Liên lụy tội lỗi
Chúng ta liên can tội của người khác bằng cách nào? Chúng ta phạm tội qua hành động của người khác bằng cách…

Lợi ích của việc xưng tội có liên quan “cấu trúc tội”. “Cấu trúc tội” là điều mà những người sống phóng khoáng dùng để che giấu thực tế trách nhiệm cá nhân đối với tội lỗi đã phạm. Tất cả các “cấu trúc tội” có căn nguyên trong trách nhiệm của tội cá nhân.

Tuy nhiên, tội lỗi ảnh hưởng nhiều hơn tội nhân. Nó ảnh hưởng mọi người. Khi một chi thể trong Nhiệm thể Chúa Kitô phạm tội, tất cả chúng ta đều chịu đau khổ. Một số người ảnh hưởng trực tiếp, nhưng tất cả chúng ta đều yếu đuối. Do đó, khi chúng ta muốn hòa giải với Thiên Chúa, chúng ta cũng phải giải hòa với cả Giáo hội, không chỉ với người này hay người nọ mà có thể chúng ta đã làm tổn thương. Vì thế có “chiều kích xã hội” đối với tội lỗi.

Có “chiều kích xã hội” vì nó nằm trong cách chúng ta có thể phạm tội. Chúng ta có thể phạm tội không chỉ là hành động trực tiếp của mình, mà còn gián tiếp liên can các tội lỗi do người khác phạm trực tiếp.

Chúng ta liên can tội của người khác bằng cách nào? Chúng ta phạm tội qua hành động của người khác bằng cách…

1. Tư vấn: Nếu bạn tư vấn hoặc xúi người khác làm điều tội lỗi, và họ làm, bạn đã phạm tội bằng cách can dự vào tội lỗi của người đó.

2. Mệnh lệnh: Nếu bạn có quyền trên người khác, và bạn ép buộc người khác phạm tội, trong khi người đó có thể giảm tội, còn bạn thì không.

3. Ưng thuận: Nếu người ta yêu cầu bạn mà bạn nghĩ tội lỗi là điều tốt có thể làm, bạn có thể chủ động với tình huống đó, và nếu bạn cho phép hoặc ưng thuận thì bạn đã phạm tội.

4. Khiêu khích: Bạn khiêu khích hoặc thách thức người khác làm điều xấu mà họ không muốn.

5. Nịnh bợ: Khá rõ ràng. Đây là cách khác để phạm tội.

6. Che giấu: Một người phạm tội và rồi bạn giúp người đó che giấu chứng cớ hoặc động thái.

7. Đồng lõa: Một người khác là người chính có liên can, nhưng bạn có mặt ở đó hỗ trợ hành vi tội lỗi. Chẳng hạn, một người giúp bác sĩ phá thai, một chính khách giúp nhà cầm quyền hoặc nói về việc nhận thức đối với “hôn nhân” trái tự nhiên bằng cách ủng hộ.

8. Im lặng: Có một câu nói rất thường gặp: “Im lặng là đồng ý” (silent implies consent). Nếu một người có quyền thế hoặc có quyền về luân lý có nhiệm vụ ngăn chặn tội lỗi, nhưng lại im lặng và bàng quan, điều đó có thể cấu thành việc can dự vào tội lỗi. Điều này quỷ quyệt mới nghĩ ra được, nhưng đó không chỉ là sự im lặng quở trách (rocket silence). Có thể là can dự làm giảm nhẹ tình huống, chẳng hạn như sự xâm chiếm Vatican, bắt Giáo hoàng và tiêu diệt Giáo hội ở nhiều nơi. Trong khi đó, ai đó có thể im lặng làm ngơ. Tuy nhiên, ai đó không làm được gì. Một điểm khác có thể được cân nhắc: Luật về việc sửa lỗi anh em (fraternal correction). Điều này không thể là vị trí của bạn để sửa lỗi người khác, tùy trường hợp.

9. Biện hộ: Khá rõ ràng. Đó là bạn biện hộ để ủng hộ tội lỗi. Nhưng điều này không giống như luật sư biện hộ trước tòa cho người phạm tội.

Cần xem lại danh sách này một lần nữa để có một lúc chân thành kiểm tra lương tâm.

Tất cả chúng ta vướng vào những tình huống khó khăn hoặc mơ hồ về luân lý mà chúng ta bị giằng co trong việc chọn lựa giữa những điều tốt hoặc điều xấu nhiều và xấu ít. Chúng ta phải theo dõi chính mình và là sự tương tác với những người khác để:

a) Chúng ta đừng gây nguy hiểm cho linh hồn mình bằng cách can dự vào tội lỗi của người khác.
b) Chúng ta đừng gây nguy hiểm cho linh hồn người khác bằng cách lôi kéo họ vào tội lỗi của mình.

Tác giả LM John ZuhlsdorfThom.
Aq. TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Catholic News)