Số điểm để được vào Thiên Đàng
Thiên đàng không phải là giá cả mà Chúa phải trả cho những việc lành phúc đức ta thực hiện, mà là một ân huệ như không.
| Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011
A
–
A+
color:
Thiên đàng không phải là giá cả mà Chúa phải trả cho những việc lành phúc đức ta thực hiện, mà là một ân huệ như không.
- Ê, dừng lại, không được tự tiện vào !
- Một giáo sư toán,sau khi chết được đưa lên miền thượng giới.Thấy cửa thiên đàng mở, ông toan bước vào thì thánh Phê-rô cản lại:
- Lạy thánh cả, con là người có đạo, ăn ở ngay lành, tại sao không được vào ?
- Ông giáo sư ngạc nhiên hỏi:
- Đâu có chuyện đơn giản như vậy, phải đủ điểm mới vào thiên đàng được.
- Thánh Phê-rô đáp :
- Lên thiên đàng mà cũng áp dụng hệ thống tính điểm nữa cơ à ? Vậy phải bao nhiêu điểm mới được vào thiên đàng, thưa thánh cả ?
- Ông giáo sư ngạc nhiên :
- Tối thiểu phải một ngàn điểm. Vậy ông hãy kể coi, ông đã làm được những gì trong suốt những tháng ngày sống ở trần gian?
- Thánh Phê-rô đáp :
- Thưa, con đã trung thành tuân giữ mọi giới răn Chúa và Hội Thánh
- Ông thầy giáo bắt đầu kê khai :
- Một điểm.
- Thánh Phê-rô tuyên bố :
- Chúa nhật nào con cũng bỏ tiền vào giỏ lạc quyên.
Thêm một điểm nữa.
- Thánh Phê-rô lại tuyên bố:
Thêm một điểm nữa.
- Con tham gia vào hầu hết các hội đoàn trong giáo xứ.
Lại một điểm nữa.
- Con luôn rộng tay làm phúc bố thí cho những người nghèo khó.
Tới đây, ông thầy giáo bắt đầu run, miệng lẩm bẩm: “Thế này thì ai có thể vào thiên đàng được, họa chăng chỉ có nhờ vào lòng thương xót của Chúa mà thôi !”.
- Ông nói sao ? Ông tin là chỉ có nhờ vào lòng thương xót của Chúa mới vào được thiên đàng à ? Nếu quả thật ông tin như vậy, thì còn thiếu bao nhiêu, cũng được bù cả, vậy mời vô !
- Nghe thầy giáo lẩm bẩm như vậy, thánh Phê-rô liềm hỏi lại :
Thiên đàng không phải là giá cả mà Chúa phải trả cho những việc lành phúc đức ta thực hiện, mà là một ân huệ như không. Các việc đạo đức ta làm, tất cả đều là bổn phận. Người đầy tớ sau khi thi hành mọi bổn phận không có quyền đòi được ngồi đồng bàn với chủ. Nếu được ngồi đồng bàn với chủ, thì đó là một ân huệ chứ không phải quyền lợi.
Trích: truyện hay ý đẹp
- Lm.Dominic Nguyễn Phúc Thuần, Sss