Skip to main content

Ba thói quen của các thánh chúng ta nên noi theo

Đây là ba thói quen chính đều có chung nơi các thánh. Chúng ta cũng có thể cố gắng noi theo các ngài trong cuộc sống của mình.
Ba thói quen của các thánh chúng ta nên noi theo
Chúng ta có rất nhiều điều để học từ các thói quen và cách sống này của các thánh. Đây là ba thói quen chính đều có chung nơi các thánh. Chúng ta cũng có thể cố gắng noi theo các ngài trong cuộc sống của mình.

Các thánh thì rất khác nhau, nhưng các ngài đều có những đặc điểm chung mà chúng ta có thể noi theo.


Leo Tolstoy đã từng viết: “Các gia đình hạnh phúc đều giống nhau; mọi gia đình bất hạnh đều bất hạnh theo cách riêng của họ”. Chúng ta có thể tranh cãi về mức độ chính xác của tuyên bố trên như thế nào. Nhưng đúng là những người hạnh phúc, giống như các gia đình hạnh phúc, đều có những đặc điểm chung dễ nhận thấy. Điều tương tự cũng có thể được nói về những người thánh thiện.

Càng nghiên cứu về cuộc đời của các thánh, bạn càng nhận thấy những điểm tương đồng trong những thói quen và cách sống của các ngài. Mỗi người là duy nhất và hoàn toàn khác biệt, đó là sự thật; Sau cùng, có bao nhiêu con đường lên Thiên đàng thì cũng có bấy nhiêu con người. Nhưng có những con đường quan trọng khiến cuộc sống của họ đan xen lẫn nhau.

Chúng ta có rất nhiều điều để học từ các thói quen và cách sống này của các thánh. Đây là ba thói quen chính đều có chung nơi các thánh. Chúng ta cũng có thể cố gắng noi theo các ngài trong cuộc sống của mình.


1 Cầu nguyện
Tất nhiên, chuyện trò với Chúa là thói quen cố hữu của các thánh. Tình yêu đối với Thiên Chúa là bước đầu tiên để nên thánh, và làm sao bạn có thể yêu một người mà bạn không quen biết? Các thánh xem các mối tương quan với Chúa là ưu tiên hàng đầu của họ.

Có rất nhiều cách để có được thời gian cầu nguyện trong ngày sống của chúng ta. Chúng ta có thể cầu nguyện bằng cách dâng ngày buổi sáng khi pha ly cà phê đầu tiên, lần chuỗi khi đi lại bằng xe, xe lửa hay xe bus, hoặc cầu nguyện xét mình vào buổi tối khi ru con ngủ. Tuy nhiên, bằng cách nào đi nữa, thì việc dành thời gian cầu nguyện là điều cần thiết để noi gương các Thánh.


2 Phục vụ những người bị gạt bên lề
Những vị thánh nổi bật lên như một điểm lạ thường hiếm thấy trái ngược với một nền tảng xã hội vốn chỉ quan tâm đến bản thân của mình. Nhưng lòng vị tha là một đặc điểm chung và thường ngày của các thánh.

Thánh Peter Claver, Têrêsa Calcutta, Damien ở Molokai, Nicholas, Louis, Elizabeth Hungary, Robert Bellarmine, Katherine Drexel, Bridget của AiLen…. Danh sách các vị thánh đã phục vụ những người bị gạt bên lề là vô tận.

Các thánh quan tâm đến những người bị chà đạp và áp bức trong xã hội của mình. Và rồi các ngài đã nỗ lực hết mình để phục vụ và giúp đỡ những người đó. Chúng ta cũng có thể tìm cách giúp đỡ và phục vụ những người túng thiếu, như lời Đức Mẹ đã nói: “nâng cao những người phận nhỏ”.


3 Đời sống Bí tích
Các thánh có một tình yêu lớn lao đối với Chúa của chúng ta trong Bí tích Thánh Thể, và các ngài cũng yêu mến các Bí tích khác. Cuộc sống của các ngài là một bằng chứng cho chúng ta biết rằng chúng ta cũng cần coi trọng các Bí tích như thế nào.

Thánh Gioan Vianney đã dành hàng giờ mỗi ngày trong tòa giải tội, bởi vì ngài biết rằng người nhận được ân sủng của Bí tích Hòa Giải quan trọng như thế nào. Thánh Tarcisius đã thực sự hiến mạng sống của mình để bảo vệ Chúa Giêsu Thánh Thể. Thánh Phanxicô Xaviê đã rửa tội cho hơn 700.000 linh hồn.

Trên đây chỉ là một số câu chuyện trong muôn vàn câu chuyện về tình yêu nồng nàn của các thánh đối với các Bí tích của Giáo hội. Chúa Kitô đã để lại những bí tích này để chúng ta lớn lên trong ân sủng, và các thánh nhận biết được các kênh ân sủng này quan trọng như thế nào. Cũng vậy, khi chúng ta biết đặt ưu tiên và tôn trọng các bí tích, là chúng ta đang bắt chước mẫu gương của các thánh và cũng là của Chúa Kitô.


Bạn nói với Chúa Giêsu như thế nào khi cầu nguyện?

Có rất nhiều cách để nói chuyện với Chúa Giêsu khi cầu nguyện, kể cả cách phổ biến nhất đó là : “Lạy Chúa Giêsu Kitô xin thương xót con”. đọc tiếp...