Đức Thánh Cha bênh vực lương tâm chống lại sự lừa đảo về sự phá thai trị liệu
| Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011
A
–
A+
color:
Trong buổi tiếp kiến sáng 26-2-2011, dành cho Hàn Lâm viện Toà Thánh bảo vệ sự sống, ĐTC bênh vực tiếng nói lương tâm của con người và kêu gọi các bác sĩ chống lại sự lừa đảo về sự phá thai trị liệu.
Hàn Lâm viện Toà Thánh bảo vệ sự sống nhóm khoá họp toàn thể lần thứ 17 từ ngày 24 đến 26-2-2011 tại nội thành Vatican, dưới quyền chủ toạ của Đức Cha Chủ tịch Ignacio Carrasco de Paula, và bàn về chấn thương hậu phá thai và các ngân hàng giữ máu giây rún.
Ngỏ lời với 250 người hiện diện tại buổi tiếp kiến, ĐTC nhận định rằng ”Đề tài hiệu chứng hậu phá thai, nghĩa là trạng thái khó chịu trầm trọng về tâm lý mà phụ nữ thường cảm thấy sau khi phá thai, biểu lộ tiếng nói không thể bóp nghẹt của lương tâm và vết thương rất nặng nề mà lương tâm phải chịu mỗi khi hoạt động của con người phản bội ơn gọi bẩm sinh làm điều thiện”.
ĐTC cũng nói rằng: ”Với những người muốn chối bỏ sự hiện hữu của lương tâm nơi con người, coi tiếng nói của lương tâm chỉ là kết quả những ảnh hưởng từ bên ngoại hoặc một hiện tượng hoàn toàn là cảm xúc, cần phải tái khẳng định rằng phẩm chất luân lý của hành động con người không phải là một giá trị bên ngoài hoặc giá trị tuỳ ý, và cũng không phải chỉ là đặc quyền của các tín hữu Kitô hay của những người có tín ngưỡng, nhưng nó là điều chung cho tất cả mọi người. Trong lương tâm, Thiên Chúa nói với mỗi người và mời gọi bênh vực sự sống trong mọi giai đoạn. Trong quan hệ bản thân này với Đấng Tạo Hoá, có phẩm giá sâu xa của lương tâm và lý do tại sao không thể vi phạm lương tâm”.
ĐTC đặc biệt kêu gọi các bác sĩ đừng quên thi hành ”nghĩa vụ hệ trọng là bảo vệ lương tâm của các phụ nữ chống lại sự lường gạt: các phụ nữ này nghĩ là có thể tìm được nơi sự phá thai giải pháp cho những khó khăn về gia đình, kinh tế, xã hội hoặc cho các vấn đề sức khoẻ của thai nhi. Đặc biệt trong trường hợp này, phụ nữ thường bị thuyết phục, nhiều khi do chính các bác sĩ, để nghĩ rằng phá thai không những là một chọn lựa hợp luân lý, nhưng thậm chí nó còn là một hành vi trị liệu cần phải thi hành, để tránh đau khổ cho hài nhi, và cho gia đình mình, cũng như tránh một 'gánh nặng' bất công cho xã hội.
”Trong bối cảnh văn hoá có sự lu mờ ý nghĩa sự sống, và trong đó nhiều người không còn cảm nhận tính chất trầm trọng của phá thai và của những hình thức khác chống lại sự sống con người, các bác sĩ cần có một lòng can đảm đặc biệc để tiếp tục khẳng định rằng phá thai chẳng giải quyết gì cả, trái lại nó giết hại trẻ em, huỷ hoại phụ nữ và làm cho lương tâm của cha hài nhi trở nên mù quáng, nhiều khi làm tan rã đời sống gia đình”.
ĐTC ca ngợi nhiều sáng kiến của cộng đồng Kitô giúp đỡ phụ nữ có thai để họ tránh giải pháp này, cũng như để nâng đỡ về tâm lý và tinh thần, giúp phụ nữ đã phá thai được phục hồi.
Sau cùng, ngài cũng cổ vũ thành lập những ngân hàng máu giây rún, với mục đích trị liệu và nghiên cứu. ĐTC nói: ”Cần cổ vũ những nghiên cứu có giá trị về mặt luân lý đạo đức và giá trị tình liên đới của mỗi người trong việc tham gia vào những nghiên cứu nhắm cổ võ ích chung”. Ngài phê bình hiện tượng ngày càng có nhiều ngân hàng tư giữ máu của các giây rún, để chỉ dùng riêng, mà thiếu tinh thần liên đới chân thực, vốn là điều cần phải có trong việc tìm kiếm công ích”.
Trong những ngày nhóm họp, 2 đề tài nói trên đã được khai triển trong các phiên họp nhóm, được sự gợi ý trước đó của một số bài thuyết trình của các chuyên gia: Đức ông Jacques Suaudeau định nghĩa các loại tế bào, giáo sư Justo Azanar thuộc Viện Khoa học Sự sống ở Valencia, Tây Ban Nha, nói về những đặc tính và hình thái phục vụ của các ngân hàng công và tư máu giây rún, bác sĩ Carlo Petrini, nghiên cứu gia tại Học viện Cao đẳng Y tế ở Roma nói về khuôn khổ luật pháp Âu Châu về vấn đề này. Trong số các chuyên gia trình bày về hậu quả chấn thương hậu phá thai có giáo sư Theresa Burke, sáng lập hội ”Rachel's Vineyard Minitries” chuyên nâng đỡ tinh thần và tâm lý cho các phụ nữ đã phá thai; Nữ tu Marie-Luc Rollet, giáo sư tại Bệnh viện Saint-Vincent de Pual ở Bourgoin, bên Pháp, nói về những lý thuyết và chính thực tại chấn thương hậu phá thai. (SD 26-2-2011)
Lm. Trần Đức Anh, OP. chuyển ý
Nguồn: VietCatholic News, ngày 26 Feb 2011
Nguồn: http://caritasvn.org
Hàn Lâm viện Toà Thánh bảo vệ sự sống nhóm khoá họp toàn thể lần thứ 17 từ ngày 24 đến 26-2-2011 tại nội thành Vatican, dưới quyền chủ toạ của Đức Cha Chủ tịch Ignacio Carrasco de Paula, và bàn về chấn thương hậu phá thai và các ngân hàng giữ máu giây rún.
Ngỏ lời với 250 người hiện diện tại buổi tiếp kiến, ĐTC nhận định rằng ”Đề tài hiệu chứng hậu phá thai, nghĩa là trạng thái khó chịu trầm trọng về tâm lý mà phụ nữ thường cảm thấy sau khi phá thai, biểu lộ tiếng nói không thể bóp nghẹt của lương tâm và vết thương rất nặng nề mà lương tâm phải chịu mỗi khi hoạt động của con người phản bội ơn gọi bẩm sinh làm điều thiện”.
ĐTC cũng nói rằng: ”Với những người muốn chối bỏ sự hiện hữu của lương tâm nơi con người, coi tiếng nói của lương tâm chỉ là kết quả những ảnh hưởng từ bên ngoại hoặc một hiện tượng hoàn toàn là cảm xúc, cần phải tái khẳng định rằng phẩm chất luân lý của hành động con người không phải là một giá trị bên ngoài hoặc giá trị tuỳ ý, và cũng không phải chỉ là đặc quyền của các tín hữu Kitô hay của những người có tín ngưỡng, nhưng nó là điều chung cho tất cả mọi người. Trong lương tâm, Thiên Chúa nói với mỗi người và mời gọi bênh vực sự sống trong mọi giai đoạn. Trong quan hệ bản thân này với Đấng Tạo Hoá, có phẩm giá sâu xa của lương tâm và lý do tại sao không thể vi phạm lương tâm”.
ĐTC đặc biệt kêu gọi các bác sĩ đừng quên thi hành ”nghĩa vụ hệ trọng là bảo vệ lương tâm của các phụ nữ chống lại sự lường gạt: các phụ nữ này nghĩ là có thể tìm được nơi sự phá thai giải pháp cho những khó khăn về gia đình, kinh tế, xã hội hoặc cho các vấn đề sức khoẻ của thai nhi. Đặc biệt trong trường hợp này, phụ nữ thường bị thuyết phục, nhiều khi do chính các bác sĩ, để nghĩ rằng phá thai không những là một chọn lựa hợp luân lý, nhưng thậm chí nó còn là một hành vi trị liệu cần phải thi hành, để tránh đau khổ cho hài nhi, và cho gia đình mình, cũng như tránh một 'gánh nặng' bất công cho xã hội.
”Trong bối cảnh văn hoá có sự lu mờ ý nghĩa sự sống, và trong đó nhiều người không còn cảm nhận tính chất trầm trọng của phá thai và của những hình thức khác chống lại sự sống con người, các bác sĩ cần có một lòng can đảm đặc biệc để tiếp tục khẳng định rằng phá thai chẳng giải quyết gì cả, trái lại nó giết hại trẻ em, huỷ hoại phụ nữ và làm cho lương tâm của cha hài nhi trở nên mù quáng, nhiều khi làm tan rã đời sống gia đình”.
ĐTC ca ngợi nhiều sáng kiến của cộng đồng Kitô giúp đỡ phụ nữ có thai để họ tránh giải pháp này, cũng như để nâng đỡ về tâm lý và tinh thần, giúp phụ nữ đã phá thai được phục hồi.
Sau cùng, ngài cũng cổ vũ thành lập những ngân hàng máu giây rún, với mục đích trị liệu và nghiên cứu. ĐTC nói: ”Cần cổ vũ những nghiên cứu có giá trị về mặt luân lý đạo đức và giá trị tình liên đới của mỗi người trong việc tham gia vào những nghiên cứu nhắm cổ võ ích chung”. Ngài phê bình hiện tượng ngày càng có nhiều ngân hàng tư giữ máu của các giây rún, để chỉ dùng riêng, mà thiếu tinh thần liên đới chân thực, vốn là điều cần phải có trong việc tìm kiếm công ích”.
Trong những ngày nhóm họp, 2 đề tài nói trên đã được khai triển trong các phiên họp nhóm, được sự gợi ý trước đó của một số bài thuyết trình của các chuyên gia: Đức ông Jacques Suaudeau định nghĩa các loại tế bào, giáo sư Justo Azanar thuộc Viện Khoa học Sự sống ở Valencia, Tây Ban Nha, nói về những đặc tính và hình thái phục vụ của các ngân hàng công và tư máu giây rún, bác sĩ Carlo Petrini, nghiên cứu gia tại Học viện Cao đẳng Y tế ở Roma nói về khuôn khổ luật pháp Âu Châu về vấn đề này. Trong số các chuyên gia trình bày về hậu quả chấn thương hậu phá thai có giáo sư Theresa Burke, sáng lập hội ”Rachel's Vineyard Minitries” chuyên nâng đỡ tinh thần và tâm lý cho các phụ nữ đã phá thai; Nữ tu Marie-Luc Rollet, giáo sư tại Bệnh viện Saint-Vincent de Pual ở Bourgoin, bên Pháp, nói về những lý thuyết và chính thực tại chấn thương hậu phá thai. (SD 26-2-2011)
Lm. Trần Đức Anh, OP. chuyển ý
Nguồn: VietCatholic News, ngày 26 Feb 2011
Nguồn: http://caritasvn.org