Rượu hay nước ?
Bạn đối xử với người khác thế nào, bạn cũng sẽ nhận lại như thế. Bạn muốn xã hội tốt đẹp, công bằng, hòa bình, bạn phải là người gieo những hạt giống ấy chứ không chờ ai khác làm thay cho bạn.
| Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011
A
–
A+
color:
Bạn đối xử với người khác thế nào, bạn cũng sẽ nhận lại như thế. Bạn muốn xã hội tốt đẹp, công bằng, hòa bình, bạn phải là người gieo những hạt giống ấy chứ không chờ ai khác làm thay cho bạn.
Khi về đến nhà, một người trong nhóm cảm thấy hối tiếc vì mình đã nhận lời mang theo bầu rượu quí lâu năm của mình để nạp chung vào nhóm. Vốn không muốn chia sẻ bầu rượu của mình và cũng tiếc tiền để mua rượu khác cho bữa tiệc, anh tỏ vẻ buồn rầu.
Nhưng sau một hồi suy nghĩ, anh ta quyết định. “Ta sẽ đổ nước lạnh vào bầu rượu. Khi đến dự tiệc, ta sẽ đi thẳng vào chum lớn và đổ “rượu” của ta vào đó. Chín ông kia sẽ mang rượu của họ đến, như thế “rượu” của ta sẽ hoà vào rượu của họ, thì chắc chắn sẽ không ai biết được, vì một bầu nước của ta sẽ bị lấn át bởi chín bầu rượu kia. Và như thế ta vẫn có rượu uống như mọi người mà không mất bầu rượu quí này.”
Đến ngày dự tiệc, anh ta mang “rượu” của mình và làm đúng như kế hoạch. Trời tối, chum lớn, từng người một đem rượu của mình đổ vào chum và quay về chỗ ngồi để chờ khai mạc tiệc vui. Sau khi mọi người đã vào bàn tiệc, ông chủ nhà liền sai anh hầu bàn rót rượu mời từng vị khách. Ai ai cũng háo hức để thưởng thức rượu ngon. Bắt đầu từ chủ nhà đến các vị khách, mỗi người đều nhắm rượu. Đôi mắt mỗi người nhìn chằm chằm vào nhau với sự nghi kỵ, xoi mói, hổ thẹn, nhưng miệng vẫn hết lời khen rượu ngon hảo hạng. Nhưng thực ra, thức uống mà họ cầm trên tay chỉ toàn là nước lạnh, vì ai ai cũng có suy nghĩ toan tính như anh kia.
Thưa bạn, câu chuyện rượu hay nước trên đây muốn nhắn gởi chúng ta điều gì ? Bạn muốn uống rượu, bạn phải cho rượu; bạn muốn đón nhận điều tốt từ người khác, bạn phải mang điều tốt cho họ. Bạn đối xử với người khác thế nào, bạn cũng sẽ nhận lại như thế. Bạn muốn xã hội tốt đẹp, công bằng, hoà bình, bạn phải là người gieo những hạt giống ấy chứ không chờ ai khác làm thay cho bạn. Trong bàn tiệc cuộc đời, ai ai cũng được mời gọi mang “rượu” của mình vào cuộc tiệc ấy. Hay nói cách khác, trong việc xây dựng xã hội, đất nước, ai cũng có phần trách nhiệm mang “rượu” để góp chung vào vận mạng của dân tộc.
Một em bé 9 tuổi khi tự nguyện góp phần thức ăn nhỏ của mình để chờ chia sẻ với mọi người bị nạn trong trận động đất tại Nhật Bản ( 11.3.2011). Em ấy mang “rượu” hay mang “nước” đến bữa tiệc chung của dân tộc Nhật Bản ?
Hằng tuần những người dân đơn sơ và những sinh viên biểu tình chống sự xâm lược của Trung Cộng vào lãnh thổ Việt Nam để chỉ nói lên lòng yêu nước của mình. Những người này bị đánh đập, bì trù dập, bị bỏ tù, và hậu quả là một tương lai đen tối đang chờ họ phía trước. Họ mang “rượu” hay mang “nước” đến bữa tiệc chung của dân tộc ?
Chân Phước Gioan Phaolô II mang “rượu” hay “nước” trong vấn đề của dân tộc Ba Lan khi bị Liên Xô xâm chiếm ? Thực vậy, rất mạnh mẽ và rõ ràng, Chân Phước Gioan Phaolô II đã không khoan nhượng trước việc Liên Xô chuẩn bị đánh chiếm Ba Lan. Ngài đã biểu lộ lập trường của một người con của dân tộc Ba Lan trong những buổi cầu nguyện công khai; Ngài đã có những cuộc trò chuyện với cố Tổng thống Reagan, với Walesa Lech, chủ tịch Phòng Trào Đoàn Kết Ba Lan để tìm phương cách cứu dân tộc của Ngài.
Đặc biệt, “Đức Giáo hoàng đã dùng tiền của mình để tài trợ Phong Trào Đoàn Kết trong việc xuất bản báo chí và phát thanh chui” tại quê nhà. Hơn thế nữa, ngài cũng đối diện trực tiếp với giới lãnh đạo Liên Xô là những người đang âm mưu thâu tóm quê hương của Ngài.
Vào ngày 16 tháng 12 năm 1980, Đức Gioan Phaolô II đã viết thư riêng cho Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Liên Xô Leonid Breznhev, trong đó, với ngôn ngữ nhẹ nhàng nhưng thể hiện rõ quan điểm cương quyết trong việc Liên Xô chuẩn bị tấn công Ba Lan. “Tôi yêu cầu ngài hãy làm mọi cách để chấm dứt những tình trạng xáo trộn này.” Vào phần cuối thư, “Tôi hy vọng rằng ngài sẽ tử tế đón nhận và xem xét những ý kiến của tôi vì đó là bổn phận của tôi để trình bày những vấn đề này đối với ngài. Ngài cũng nên hiểu rằng, động lực chính của tôi chính là sự hoà bình và thông hiểu giữa các dân tộc với nhau.”
Xin mời bạn xem lại “bầu rượu” của mình khi đi “dự tiệc” trong cộng đồng, xã hội. Nếu bạn không muốn mang “rượu”, thì ai sẽ mang “rượu” trong vấn đề của cộng đồng, đất nước, dân tộc ?
Br. HUYNH QUẢNG
Nguồn: http://hanhtrinhdanchua.net/hvdhdc/nghiemsinhgiuadoi/4676.html