Lễ sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả: ơn gọi ngôn sứ
Không làm tròn phận ngôn sứ, chắc hẳn số phận đời đời của chúng ta đang bị đe dọa. Một sự thật không ngoa chút nào.
| Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016
A
–
A+
color:
Mừng lễ sinh nhật của một ai đó, người ta không chỉ kỷ niệm cái ngày người đó chào đời mà còn nhìn nhận sứ mạng cao cả mà người đó đã thực hiện cho đời, cho con người.
Chúa Giêsu đã minh định về ơn gọi và sứ mạng của Gioan Tẩy giả.
Mừng lễ sinh nhật của một ai đó, người ta không chỉ kỷ niệm cái ngày người đó chào đời mà còn nhìn nhận sứ mạng cao cả mà người đó đã thực hiện cho đời, cho con người. Không một ai đi mừng sinh nhật của một gian thương, một bạo vương hay một nhà độc tài…
Hội Thánh long trọng mừng ngày sinh của Thánh Gioan Tẩy giả cũng vì lẽ ấy. Thánh nhân đã đảm nhận vuông tròn sứ mạng cao cả, đem ích lợi cho nhân loại vô vàn. Một trong những sứ mạng Ngài đã đảm nhận ấy là chu toàn chức vụ sứ ngôn.
Hình ảnh người ngôn sứ: Ngày nay người ta thích dùng từ ngôn sứ hơn là tiên tri như trước đây.
Hai từ tiên tri rất dễ khiến người ta liên tưởng đến những vị nói chuyện tương lai.
Còn ngôn sứ là người nói thay Giavê Thiên Chúa, nói lời nhân danh Thiên Chúa.
“Trước khi ngươi lọt lòng mẹ, ta đã thánh hóa ngươi, Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho muôn dân…Ta sai ngươi đi đâu, ngươi cứ đi; Ta truyền cho ngươi nói gì ngươi cứ nói… Đây Ta đặt lời Ta vào miệng ngươi…để nhổ, để lật, để hủy, để phá, để xây, để trồng.” (Gr 1,5-10)
Lời Chúa chính là ánh sáng xóa diệt tối tăm, là lưỡi gươm sắc bén phân rẽ tâm hồn. Thiên Chúa sẽ làm cho miệng lưỡi ngôn sứ nên như gươm sắc bén, làm cho ngôn sứ nên như mũi tên xuyên thủng tâm hồn. (x. Is 46,2).
Do đó, việc nói lời Thiên Chúa quả là không mấy dễ, và cuộc đời ngôn sứ sẽ không được yên ổn chút nào. Lịch sử ơn cứ độ minh chứng cho ta sự thật này.
Ông bà Giacaria – Isave đã vượt qua lề thói của dòng tộc là đặt tên cho con trẻ như tên bố. “Không, phải đặt tên cháu là Gioan”. Bà Isave đã can đảm nói lời Thiên sứ truyền cho chồng trước đây. Khi họ hàng làm hiệu hỏi Giacaria đặt tên cho con trẻ là gì, ông đã xin tấm bảng và ghi: “Tên cháu là Gioan”.
Một người cha và một người mẹ đã trung thành với lời Chúa truyền đã sinh nên một người con đích thực là ngôn sứ, người nói lời của Thiên Chúa.
Gioan Tẩy giả còn hơn cả một ngôn sứ.
Lời xác nhận của Chúa Giêsu không chỉ nói lên vai trò dọn đường cho Đấng Thiên sai của Thánh nhân, không chỉ nói lên cái vinh dự của Thánh nhân được làm người giới thiệu Con Chiên Thiên Chúa cho nhân trần, mà con khẳng định Thánh nhân đã chu toàn việc nói lời Chân lý.
Chân lý thì chói chang. Sự thật thì dễ mất lòng. Thánh Gioan Tẩy Giả đã không ngần ngại nói lời sự thật cho người đương thời. Không quanh co, không né tránh, không làm dịu bớt để cho dễ được chấp nhận.
Với đám đông dân chúng đang muốn trấn an lương tâm bằng một vài nghi thức thanh tẩy bên ngoài, Ngài đã thẳng thừng: “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các ngươi cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy? Các anh hãy sinh những hoa quả xứng với lòng sám hối” (Lc 3,7-8).
Và việc sinh hoa quả tốt lành ấy được Ngài cụ thể hóa: “Ai có hai áo thì chia cho người không có; ai có của ăn thì cũng hãy làm như vậy” (Lc 3,11).
Thánh nhân không chỉ nói nguyên tắc chung chung mà còn trực tiếp với từng hạng người và cả với từng đối tượng, cho dù đó là những kẻ quyền thế, vị vọng, đang lắm chức, đang đầy quyền.
Với quân nhân, Ngài bảo họ: Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy bằng lòng với số lương của mình.
Với nhóm người thu thuế, Ngài cảnh báo họ không được thu thuế quá mức ấn định.
Với cả vua Hêrôđê, ngài thẳng thừng khiển trách ông ta về tội ác loạn luân, vì ông này đã cướp vợ của anh mình (x.Lc 3,10-20).
Con người, nhất là những người đang có thế, có chức, có quyền chẳng dễ gì đón nhận lời chân lý.
Chính vì thế số phận các sứ ngôn hầu như không mấy có hậu theo cái nhìn của phàm nhân. Bị bắt bớ, bị lưu đày, và ngay cả bị giết chết, đó là số phận của người nói lời Thiên Chúa. Êlia, rồi Giêrêmia, rồi Gioan Tẩy giả và ngay cả vị Đại Ngôn Sứ Giêsu Kitô đều chung số phận.
Chúa Giêsu đã lấy lời Thánh Kinh để minh định sự thật này: “Ta sẽ sai các Ngôn sứ và Tông đồ đến với chúng: chúng sẽ giết người này, lùng bắt người kia. Như vậy, thế hệ này sẽ bị đòi nợ máu tất cả các ngôn sứ đã đổ ra từ tạo thiên lập địa…” (Lc 11,49-50).
Cho dù khó khăn luôn rình chờ, cho dù gian nguy luôn có thể xảy đến, nhưng đã là ngôn sứ thì phải nói lời của Thiên Chúa, phải nói điều Chúa chỉ dạy.
Là Kitô hữu, chúng ta đã được thông dự vào một trong ba chức vụ của Đức Kitô đó là chức vụ ngôn sứ từ khi lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy.
Là tu sĩ, là linh mục hay giám mục, thì trách vụ làm ngôn sứ càng phải được quan tâm chu toàn cách đặc biệt hơn.
Có thể chúng ta vẫn đọc Lời Chúa, vẫn giảng dạy Lời Chúa, nhưng chưa hoặc không là ngôn sứ chính hiệu.
Quả thật trong lịch sử vẫn có đó nhiều sứ ngôn giả hiệu, khi chỉ nói những lời dễ nghe, những lời a dua, phủ dụ lòng người, nhất là để lấy lòng kẻ có quyền, có chức hoặc vì sợ bị bách hại, bị mất thế, mất lợi, mất quyền.
Tuy nhiên điều tinh tế mà ma quỷ cám dỗ chúng ta xưa lẫn nay, đó là vẫn nói lời của Chúa nhưng chỉ theo cách thế chung chung, áp dụng đâu cũng được, nói ở đâu và lúc nào cũng chẳng sai, nhưng chẳng nhằm cho ai cả.
Hoặc chúng ta cũng nói lời Chúa nhưng viện cớ là bác ái, là tôn trọng, là để có hiệu quả mong muốn, nên ta đã vô tình hay cố ý làm dịu sự sắc bén của Lời.
Chưa kể có trường hợp ta chỉ dám nói cách “thầm thì” có thể vì muốn giữ thể diện người nghe nhưng rất có thể vì sợ bị ngược đãi.
Điều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày; và điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà rao giảng (x.Mt 10,27). Chúng ta đừng quên đây là lệnh truyền của Chúa Giêsu về việc rao giảng Lời Chúa.
Xin Thánh Gioan Tẩy Giả cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta can đảm làm sứ ngôn của Chúa cách tận tụy và trung thành.
Để kết bài chia sẻ này xin nhắc lại lời cảnh báo của Chúa Giêsu: “Ai xấu hổ vì tôi và vì lời của tôi, thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy, khi Người ngự đến trong vinh quang của mình, của Chúa Cha và các thánh thiên thần” (Lc 9,26).
Không làm tròn phận ngôn sứ, chắc hẳn số phận đời đời của chúng ta đang bị đe dọa. Một sự thật không ngoa chút nào.
Mừng lễ sinh nhật của một ai đó, người ta không chỉ kỷ niệm cái ngày người đó chào đời mà còn nhìn nhận sứ mạng cao cả mà người đó đã thực hiện cho đời, cho con người. Không một ai đi mừng sinh nhật của một gian thương, một bạo vương hay một nhà độc tài…
Hội Thánh long trọng mừng ngày sinh của Thánh Gioan Tẩy giả cũng vì lẽ ấy. Thánh nhân đã đảm nhận vuông tròn sứ mạng cao cả, đem ích lợi cho nhân loại vô vàn. Một trong những sứ mạng Ngài đã đảm nhận ấy là chu toàn chức vụ sứ ngôn.
Hình ảnh người ngôn sứ: Ngày nay người ta thích dùng từ ngôn sứ hơn là tiên tri như trước đây.
Hai từ tiên tri rất dễ khiến người ta liên tưởng đến những vị nói chuyện tương lai.
Còn ngôn sứ là người nói thay Giavê Thiên Chúa, nói lời nhân danh Thiên Chúa.
“Trước khi ngươi lọt lòng mẹ, ta đã thánh hóa ngươi, Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho muôn dân…Ta sai ngươi đi đâu, ngươi cứ đi; Ta truyền cho ngươi nói gì ngươi cứ nói… Đây Ta đặt lời Ta vào miệng ngươi…để nhổ, để lật, để hủy, để phá, để xây, để trồng.” (Gr 1,5-10)
Lời Chúa chính là ánh sáng xóa diệt tối tăm, là lưỡi gươm sắc bén phân rẽ tâm hồn. Thiên Chúa sẽ làm cho miệng lưỡi ngôn sứ nên như gươm sắc bén, làm cho ngôn sứ nên như mũi tên xuyên thủng tâm hồn. (x. Is 46,2).
Do đó, việc nói lời Thiên Chúa quả là không mấy dễ, và cuộc đời ngôn sứ sẽ không được yên ổn chút nào. Lịch sử ơn cứ độ minh chứng cho ta sự thật này.
Ông bà Giacaria – Isave đã vượt qua lề thói của dòng tộc là đặt tên cho con trẻ như tên bố. “Không, phải đặt tên cháu là Gioan”. Bà Isave đã can đảm nói lời Thiên sứ truyền cho chồng trước đây. Khi họ hàng làm hiệu hỏi Giacaria đặt tên cho con trẻ là gì, ông đã xin tấm bảng và ghi: “Tên cháu là Gioan”.
Một người cha và một người mẹ đã trung thành với lời Chúa truyền đã sinh nên một người con đích thực là ngôn sứ, người nói lời của Thiên Chúa.
Gioan Tẩy giả còn hơn cả một ngôn sứ.
Lời xác nhận của Chúa Giêsu không chỉ nói lên vai trò dọn đường cho Đấng Thiên sai của Thánh nhân, không chỉ nói lên cái vinh dự của Thánh nhân được làm người giới thiệu Con Chiên Thiên Chúa cho nhân trần, mà con khẳng định Thánh nhân đã chu toàn việc nói lời Chân lý.
Chân lý thì chói chang. Sự thật thì dễ mất lòng. Thánh Gioan Tẩy Giả đã không ngần ngại nói lời sự thật cho người đương thời. Không quanh co, không né tránh, không làm dịu bớt để cho dễ được chấp nhận.
Với đám đông dân chúng đang muốn trấn an lương tâm bằng một vài nghi thức thanh tẩy bên ngoài, Ngài đã thẳng thừng: “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các ngươi cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy? Các anh hãy sinh những hoa quả xứng với lòng sám hối” (Lc 3,7-8).
Và việc sinh hoa quả tốt lành ấy được Ngài cụ thể hóa: “Ai có hai áo thì chia cho người không có; ai có của ăn thì cũng hãy làm như vậy” (Lc 3,11).
Thánh nhân không chỉ nói nguyên tắc chung chung mà còn trực tiếp với từng hạng người và cả với từng đối tượng, cho dù đó là những kẻ quyền thế, vị vọng, đang lắm chức, đang đầy quyền.
Với quân nhân, Ngài bảo họ: Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy bằng lòng với số lương của mình.
Với nhóm người thu thuế, Ngài cảnh báo họ không được thu thuế quá mức ấn định.
Với cả vua Hêrôđê, ngài thẳng thừng khiển trách ông ta về tội ác loạn luân, vì ông này đã cướp vợ của anh mình (x.Lc 3,10-20).
Con người, nhất là những người đang có thế, có chức, có quyền chẳng dễ gì đón nhận lời chân lý.
Chính vì thế số phận các sứ ngôn hầu như không mấy có hậu theo cái nhìn của phàm nhân. Bị bắt bớ, bị lưu đày, và ngay cả bị giết chết, đó là số phận của người nói lời Thiên Chúa. Êlia, rồi Giêrêmia, rồi Gioan Tẩy giả và ngay cả vị Đại Ngôn Sứ Giêsu Kitô đều chung số phận.
Chúa Giêsu đã lấy lời Thánh Kinh để minh định sự thật này: “Ta sẽ sai các Ngôn sứ và Tông đồ đến với chúng: chúng sẽ giết người này, lùng bắt người kia. Như vậy, thế hệ này sẽ bị đòi nợ máu tất cả các ngôn sứ đã đổ ra từ tạo thiên lập địa…” (Lc 11,49-50).
Cho dù khó khăn luôn rình chờ, cho dù gian nguy luôn có thể xảy đến, nhưng đã là ngôn sứ thì phải nói lời của Thiên Chúa, phải nói điều Chúa chỉ dạy.
Là Kitô hữu, chúng ta đã được thông dự vào một trong ba chức vụ của Đức Kitô đó là chức vụ ngôn sứ từ khi lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy.
Là tu sĩ, là linh mục hay giám mục, thì trách vụ làm ngôn sứ càng phải được quan tâm chu toàn cách đặc biệt hơn.
Có thể chúng ta vẫn đọc Lời Chúa, vẫn giảng dạy Lời Chúa, nhưng chưa hoặc không là ngôn sứ chính hiệu.
Quả thật trong lịch sử vẫn có đó nhiều sứ ngôn giả hiệu, khi chỉ nói những lời dễ nghe, những lời a dua, phủ dụ lòng người, nhất là để lấy lòng kẻ có quyền, có chức hoặc vì sợ bị bách hại, bị mất thế, mất lợi, mất quyền.
Tuy nhiên điều tinh tế mà ma quỷ cám dỗ chúng ta xưa lẫn nay, đó là vẫn nói lời của Chúa nhưng chỉ theo cách thế chung chung, áp dụng đâu cũng được, nói ở đâu và lúc nào cũng chẳng sai, nhưng chẳng nhằm cho ai cả.
Hoặc chúng ta cũng nói lời Chúa nhưng viện cớ là bác ái, là tôn trọng, là để có hiệu quả mong muốn, nên ta đã vô tình hay cố ý làm dịu sự sắc bén của Lời.
Chưa kể có trường hợp ta chỉ dám nói cách “thầm thì” có thể vì muốn giữ thể diện người nghe nhưng rất có thể vì sợ bị ngược đãi.
Điều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày; và điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà rao giảng (x.Mt 10,27). Chúng ta đừng quên đây là lệnh truyền của Chúa Giêsu về việc rao giảng Lời Chúa.
Xin Thánh Gioan Tẩy Giả cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta can đảm làm sứ ngôn của Chúa cách tận tụy và trung thành.
Để kết bài chia sẻ này xin nhắc lại lời cảnh báo của Chúa Giêsu: “Ai xấu hổ vì tôi và vì lời của tôi, thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy, khi Người ngự đến trong vinh quang của mình, của Chúa Cha và các thánh thiên thần” (Lc 9,26).
Không làm tròn phận ngôn sứ, chắc hẳn số phận đời đời của chúng ta đang bị đe dọa. Một sự thật không ngoa chút nào.
LM Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
http://tinmung.net/CACTHANH/_CacThanh/_Thang06/24_6_GioanTayGia/Timhieu/On-goi-ngon-su.htm
http://tinmung.net/CACTHANH/_CacThanh/_Thang06/24_6_GioanTayGia/Timhieu/On-goi-ngon-su.htm